* Hướng dẫn sử dụng thiết bị điện an toàn
Để sử dụng thiết bị điện an toàn (bao gồm cả thiết bị điện thông minh), bạn nên tham khảo các bước sau đây:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng: Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp, hướng dẫn này thường bao gồm các thông tin quan trọng về cách lắp đặt, sử dụng thiết bị và cách bảo trì, bảo dưỡng.
- Kiểm tra kỹ thiết bị trước khi sử dụng: Hãy đảm bảo thiết bị điện không bị hỏng, không có vết nứt, gãy hay bong tróc dây điện,… Nếu phát hiện vấn đề, tuyệt đối không nên cố sử dụng.
- Không sử dụng thiết bị điện khi tay ướt hoặc trong môi trường ẩm ướt: Bạn cần sử dụng thiết bị điện một cách an toàn, không nên để tay ướt chạm vào thiết bị điện. Điều này có thể gây điện giật nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng
- Tắt nguồn điện khi không sử dụng: Để tiết kiệm điện cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ chập cháy, hãy tắt thiết bị điện khi không sử dụng hoặc khi ra khỏi nhà. Điều này có thể được thực hiện dễ dàng và tự động trên các thiết bị điện thông minh.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị điện: Cần kiểm tra định kỳ, thường xuyên các thiết bị điện để có thể phát hiện và giải quyết các vấn đề kịp thời, nhanh chóng.
- Gọi thợ điện chuyên nghiệp khi cần sửa chữa: Đây là cách làm an toàn và đúng cách để có thể tránh được những rủi ro liên quan đến an toàn điện và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho sửa chữa.
* Những lưu ý khi sử dụng máy lạnh
Để tránh hao phí điện năng và hư tổn do phải hoạt động quá nhiều, bạn cần chú ý lúc bật máy lạnh thì cần đóng kín cửa lại và để nhiệt độ vừa phải. Có thể để chế độ hẹn giờ tắt để tiết kiệm điện năng.
Ngược lại, khi không có nhu cầu sử dụng máy lạnh trong thời gian dài (khoảng 2 - 3 tiếng) thì tốt nhất bạn nên tắt máy lạnh để tiết kiệm điện và nâng cao tuổi thọ máy.
Những lúc bật máy lạnh nên theo dõi các âm thanh từ máy phát ra. Nếu xuất hiện các âm thanh như tiếng va đập lạch cạch, tiếng kêu của động cơ,… thì ngay lập tức phải tắt máy và tìm ra nguyên nhân tại sao. Có thể gọi nhân viên bảo hành đến để đảm bảo an toàn.
Nếu có thời gian, bạn nên dùng chổi lông mềm quét các bộ phận cũng như vỏ máy khoảng nửa tháng một lần để giữ vệ sinh máy lạnh.
Một số khuyến cáo về thời gian để bạn tiến hành vệ sinh và bảo trì máy lạnh định kỳ:
- Đối với hộ gia đình: Nên vệ sinh khoảng từ 3 - 4 tháng/lần nếu thường xuyên mở máy lạnh (gần như cả ngày) hoặc khoảng 6 tháng/lần nếu chỉ cho máy hoạt động từ 6 - 8 tiếng/ngày.
- Đối với doanh nghiệp, nhà hàng vừa và nhỏ: Nên vệ sinh trung bình 3 tháng/lần hoặc khoảng 1 - 2 tháng/lần tùy theo mức độ sử dụng và môi trường làm việc có nhiều bụi bẩn hay không.
- Đối với cơ sở, xí nghiệp sản xuất: Nên vệ sinh máy khoảng 1 tháng/lần do tần suất hoạt động của thiết bị có thể lên đến 24/24 để phục vụ công việc.
Nếu bạn không chắc chắn mình có thể tự bảo quản máy điều hòa được, hãy gọi nhân viên đến thay để chắc chắn rằng sẽ không có bất kỳ sai sót nào diễn ra trong quá trình bảo dưỡng máy.
* Quá trình bảo trì, bảo dưỡng
Quá trình bảo trì, bảo dưỡng được thực hiện để đảm bảo sao cho các bộ phận của máy và khu vực vệ sinh sạch sẽ, an toàn. Các công tác kiểm tra, vận hành máy đúng với các chức năng và mang lại hiệu quả hoạt động
1. Chuẩn bị những dụng cụ
- Bơm tăng áp có hệ thống vòi nước áp suất cao, làm sạch sâu.
- Bình dạng xịt chứa dung dịch tẩy rửa dùng để tẩy rửa bụi bẩn, vi khuẩn ở dàn lạnh.
- Tuốc nơ vít và các thiết bị dân dụng khác.
- Khăn sạch hoặc giẻ lau để ngăn chặn nước ảnh hưởng đến các bo mạch điện tử.
- Túi ni lông cỡ lớn (hoặc áo mưa tiện lợi).
- Máy hút bụi (nếu có).
2. Các bước thực hiện bảo dưỡng máy lạnh
Bước 1: Ngắt nguồn điện
Đầu tiên, bạn cần tắt máy lạnh và ngắt hết nguồn điện xung quanh để đảm bảo an toàn. Sau khi tắt máy, phải đợi hơn 2 phút sau mới được tiến hành mở máy và bảo dưỡng điều hòa.
Bước 2: Kiểm tra hoạt động
Mở vỏ máy và tiến hành kiểm tra các thiết bị, linh kiện bên trong có sai sót gì hay không. Mô-tơ điện, máy bơm áp lực, ống dẫn gas, tụ điện… có dấu hiệu bị hỏng gì không. Nếu có, các bạn nên gọi nhân viên đến thay mới.
Bước 3: Vệ sinh lưới lọc khí cùng vỏ máy
Tiến hành tháo bộ lọc khí rồi rửa qua bằng nước ấm khoảng 30 độ C. Sau đấy để cho ráo nước hoặc dùng khăn lau sạch. Đồng thời dùng khăn có nhiệt độ vừa phải lau qua vỏ máy để giữ vệ sinh sạch sẽ.
Bước 4: Vệ sinh dàn lạnh
Khi tiến hành vệ sinh dàn lạnh, bạn hãy dùng dung dịch tẩy rửa để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn,… ở các kẽ hở bên trong dàn lạnh. Đồng thời, đảm bảo rằng xung quanh cửa thoát khí không có cặn bẩn hoặc vật cản nào. Nhớ kiểm tra cả ống thoát nước dư.
Bước 5: Vệ sinh cánh quạt
Các cánh quạt rất dễ bám bẩn. Trước khi làm sạch cánh quạt, bạn nên cố định nó rồi lau khô trước. Sau đó sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để xóa sạch bụi bẩn và vi khuẩn bám trên cánh quạt.
Bước 6: Vệ sinh dàn nóng
Cục nóng thường lắp đặt ngoài trời, do đó nó chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều tác động từ môi trường và thời tiết. Do vậy, chúng ta nên vệ sinh cục nóng máy lạnh thường xuyên để giúp máy lạnh hoạt động hiệu quả nhất.
Tháo nắp dàn nóng, dùng máy bơm áp lực nhỏ xịt nước theo dạng tia vào các khe của dàn tản nhiệt nhằm tẩy sạch lớp bụi bẩn, côn trùng bám,… Đồng thời chú ý quan sát xem dàn nóng có được che chắn cẩn thận không, dây tiếp đất còn nguyên vẹn không,…
Bước 7: Kiểm tra lượng gas hiện tại trong máy lạnh
Bạn cần kiểm tra để xem lượng gas còn lại là bao nhiêu, nếu ít thì phải thay để giúp máy làm lạnh được tốt hơn. Đồng thời hãy kiểm tra đường ống dẫn gas, nhất là tại các mối nối để tránh tình trạng máy bị rò rỉ gas.
Nếu đường ống dẫn gas bị đứt và bị các lỗi hư hỏng khác, bạn nên thay dây mới để đảm bảo hoạt động của máy lạnh.
Bước 8: Kiểm tra lại và kết thúc
Bước cuối cùng, sau khi lắp lại hết các thiết bị, bạn nên kiểm tra lại nguồn điện, dây điện và ổ cắm điện xung quanh xem có lỏng lẻo hoặc bị hở không. Tiếp theo đó bật máy và kiểm tra xem máy chạy ổn định không. Quá trình bảo dưỡng máy của bạn đến đây là kết thúc.